Soạn bài sau phút chia li

Soạn bài sau phút chia li

 SOẠN BÀI SAU PHÚT CHIA LI CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM

(Trích Chinh phụ ngâm khúc)

Câu hỏi 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.

Gợi ý:

Đoạn trích Sau phút chia li thuộc thể thơ song thất lục bát vì mỗi khổ có 4 câu (2 dòng đầu 7 tiếng, 2 dòng sau là một cặp thơ lục bát). Bài thơ có cách hiệp vần (VD ở khổ cuối bài thơ) chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ 5 câu 7 dưới (thấy, mấy- đều là vần trắc); chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 dưới (dâu- màu); trong các cặp lục bát chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8 (thấy- mấy)

Câu hỏi 2: Qua 4 khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì di- Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?  

Gợi ý:

Nồi sầu chia li đầy lưu luyến và bịn rịn của người vợ có chồng ra ihiến trận được tác giả khắc hoạ khá đậm nét trong khố thơ đầu tiên. Bằng biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập: giữa hình ảnh kẻ ở và -gười đi (Chàng thì đi – Thiếp thì về), giữa không gian rộng – hẹp (cõi xa- buồng cũ), giữa hai hoàn cảnh (mưa gió – chiếu chăn) tác giả đã gợi ẻn cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Cùng với biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập, các hình ảnh màu mây biếc, cá ngàn núi xanh đã góp phần gợi ra trước mắt người đọc một ihông gian mênh mông vô tận. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.

Câu hỏi 3: Qua khổ thơ thứ hai, nồi sầu đó được gợi tả thêm như thế -lào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại – hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí cua 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?

Gợi ý:

Ở khổ thơ thứ 2, nỗi sầu ngày một tăng thêm chứa chất. Tác giả tiếp tục dùng phép đối: ngoảnh lại – trông sang đế gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li phũ phàng, xót xa. Bên cạnh đó, tác giả còn dùng phép điệp từ và đảo vị trí của 2 địa danh: Hàm Dương – Tiêu Tương đế diễn tả nỗi nhớ triền miên chứa chất nỗi sầu chia li của người chinh phụ. Nồi sầu đó đã được đấy lên một mức độ cao hơn. Đó là nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào.

Câu hỏi 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?

Gợi ý:

Ở khố 4, nỗi sầu chia li của người chinh phụ đã được đẩy lên tới đỉnh điểm. Thông qua các điệp từ: cùng, thấy diễn tả nổi nhớ thương da diết trong xa cách cua người chinh phụ và chinh phụ. Kết hợp với cách nói về ngàn dâu và màu xanh của ngàn dâu, tác giả đã gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la. Trên không gian đó, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng người chinh phụ trở về chỉ còn là sự vô vọng.

Câu hỏi 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọar thơ và nêu tác dụng biếu cảm của các điệp ngữ đó?

Gợi ý:

Bài thơ đã diễn tả sâu sắc nồi sầu chia li của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu đó được tác giả diễn tả bằng ngôn từ điêu luyện và đặc biệt là việc sử dụng điệp ngữ rất tài tình. Điệp ngữ trong bài có rất nhiều dạng:

– Điệp ngữ là một từ: Hàm Dương, Tiêu Tương

– Điệp ngữ là môt câu: Chàng thì đi … Thiếp thì về…

– Điệp ngữ chuyển tiếp (dạng vòng):

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…

Như vậy, các điệp ngữ trong bài rất phong phú, đã mang lại giá tn biếu cảm sâu sắc cho bài văn. Nổi sầu li biệt của người chinh phu và chinh phụ được diễn tả vô cùng ấn tượng, gợi lện hình ảnh một cuộc chia li bất tận:

Câu hỏi 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.

Gợi ý:

Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. Nồi sầu đau đó vừa có ý nghĩa tố cáo cuệ: chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ trong xã hội xưa. Để đạt được điều đó, tác giả bài thơ đả sử dụng ngôn từ rất tinh tế và điêu luyện, đặc biệt là việc dùng điệp ngl tài tình, đã dấy lên trong lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc.

LUYỆN TẬP

Bài tập. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách:

a- Ghi đủ các từ chỉ màu xanh

b- Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh

c- Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.

Gợi ý:

Như chúng ta đã biết, trong đoạn trích Sau phút chia li bên cạnh nghệ thuât dùng điệp ngữ tài tình, tác giả còn có một hệ thống ngôn từ điêu luyện, trong đó phải kể đến các từ ngữ chỉ về màu xanh đầy tinh tế.

– Có hàng loạt các từ ngữ chỉ màu xanh: mây biếc (mây xanh), núi xanh, xanh xanh những mấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt. Tuy vậy, các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa: mây biếc, núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời; xanh xanh chỉ màu xanh nhạt; xanh ngắt là sắc xanh thuần tuý trải trên một vùng đất bao la. Và đến đây, khi nhắc đến màu xanh ngắt của ngàn dâu ta nhận thấy đó không còn là một tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót, vô vọng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.

Như vậy tác giả đi từ màu xanh của thiên nhiên đến màu xanh của tâm trạng con người. Cách biểu đạt đó thật tinh tế, sâu sắc giúp người đọc hình dung hình ảnh người phụ nữ trong cái nhìn thẫn thờ, vô vọng trước một không gian lạnh lẽo, rợn ngợp.

Từ khóa: , ,