Bài 41: Địa lí tỉnh (thành phố)
ĐỊA LÍ 9 BÀI 41: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ TỈNH (THÀNH PHỐ)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
– Nhận biết vị trí địa lí và ý nghĩa của nó đối với phát triển kinh tế – xã hội
– Nêu được giới hạn, diện tích của tỉnh (thành phố); các đơn vị hành chính và trung tâm kinh tế chính trị cúa tỉnh (thành phố).
– Trình bày được đặc điểm cua địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất, thực vật, khoáng sản của tính (thành phố).
– Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố).
– Xác định trên bán đồ vị trí địa lí của tỉnh (thành phố).
– Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tinh (thành phố).
II. GỢI Ý THỰC HIỆN (theo ở SGK)
A. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thố và sự phân chia hành chính
1. Vị trí và lãnh thổ
– Phạm vi lãnh thổ. Diện tích.
– Ý nghĩa cùa vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế — xã hội.
2. Sự phân chia hành chính
– Quá trình hình thành tỉnh (thành phố).
– Các đơn vị hành chính.
B. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
– Những đặc điểm chính của địa hình.
– Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế – xã hội.
2. Khí hậu
– Các nét đặc trưng về khí hậu (nhiệt độ, độ ấm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa,…).
– Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
3. Thuỷ văn
– Mạng lưới sông ngòi: Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, chế độ nước). Vai trò của sông ngòi đối với đời sông và sản xuất.
– Hồ: Các hồ lớn. Vai trò của hồ.
– Nước ngầm: Nguồn nước ngầm. Khả năng khai thác. Chất lượng nước đối với đời sống và sản xuất.
4. Thổ nhưỡng
– Các loại thổ nhưỡng. Đặc điếm của thổ nhưỡng. Phân bô thổ nhưỡng.
– Y nghĩa của thô nhưỡng đối với sản xuất.
– Hiện trạng sử dụng đất.
5. Tài nguyên sinh vật
– Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt chú ý tới độ che phủ rừng).
– Các loài động vật hoang dã và giá trị của chúng.
– Các vườn quốc gia. ổ. Khoáng sản
– Các loại khoáng sản chính và sự phân bố.
– Ý nghĩa của khoáng sản đối với sự phát triển các ngành kinh tế.
Kết luận: Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống, kinhh tế – xã hội.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế — xã hội của tinh (thành phố).
2. Theo em, thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tê – xã hội của tỉnh (thành phô).
3. Vẽ biểu đồ thế hiện cơ cấu sử dụng đất của tỉnh (thành phô). Nêu nhận xét về hiện trạng sử dụng đất.